5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 15 – Hai Sách trong Thánh Lễ

Hai cuốn sách chính được sử dụng trong Thánh Lễ là sách gì?

Hai cuốn sách chính được sử dụng trong Thánh Lễ là sách gì?

Hai sách chính dùng trong Thánh Lễ là:

  1. Sách Lễ Rôma chứa đựng các kinh nguyện, bài hát, và các hướng dẫn để cử hành Thánh Lễ.
  2. Sách Tin Mừng chứa đựng tường thuật bằng văn tự về cuộc đời và tác vụ của Chúa Giêsu

What are the two main books to be used in the Mass?

The two main books used in the Mass are:

  1. The Roman Missal contains the prayers, chants, and instruction for celebrating the Mass.
  2. The Gospel Book contains written account of Jesus’ life and ministry.

Trong Thánh Lễ, Linh mục sử dụng hai cuốn sách chính:

Sách Lễ Rôma và sách Tin Mừng. Sách Lễ Rôma chứa đựng tất cả những lời cầu nguyện và hướng dẫn cử hành Thánh Lễ. Nó chỉ dẫn Linh mục tiến hành nghi lễ một cách chính xác và tôn nghiêm

Sách Lễ đảm bảo rằng bất chấp sự khác biệt về ngôn ngữ, bản chất của Thánh Lễ vẫn không thay đổi. Dù bằng tiếng Việt hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, các cử chỉ và nghi thức của Thánh Lễ đều kết hợp các tín hữu trên toàn thế giới trong việc thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất. Sự hiệp nhất này vượt qua rào cản ngôn ngữ, nhấn mạnh tính chất phổ quát của Thánh Lễ như lễ vật của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha.

Sách Tin Mừng được đặt trên bàn thờ vào đầu Thánh Lễ, tượng trưng cho mối liên hệ giữa Lời được công bố tại Giảng đài và Bí tích Thánh Thể. Việc ghi nhớ các nghi thức và cử chỉ do Linh mục thực hiện sẽ phong phú hoá sự hiểu biết của chúng ta về sự thánh thiêng của Thánh Lễ và đào sâu mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể

During Mass, the priest utilizes two principal books: the Roman Missal and the book of the Gospels.

The Roman Missal contains all the prayers and instructions for celebrating the Mass. It guides the priest in conducting the ritual with precision and reverence.

The Missal ensures that regardless of linguistic differences, the Mass’s essence remains unchanged.Whether in Vietnamese or any other language, the gestures and rituals of the Mass unify believers worldwide in worship of the one God. This unity transcends language barriers, emphasizing the universal nature of the Mass as the offering of Jesus to the Father.

The book of the Gospels is placed on the altar at the beginning of the Mass, symbolizing the connection between the Word proclaimed at the Ambo and the Eucharist. Remembering the rituals and gestures performed by the priest enriches our understanding of the Mass’s sacredness and deepens our connection to God in the Eucharist.

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận

  1. Tại sao Linh mục phải làm theo đúng chỉ dẫn trong Sách Lễ Rôma? Sách Lễ Roma có thể liệt kê tất cả những điều cấm làm trong Thánh Lễ không? Vậy nếu Sách Lễ không cấm, chúng ta có được phép làm không?
  2. Tại sao Sách Tin Mừng lại được rước trong cuộc rước và được đặt trên Bàn Thờ ở đầu Thánh Lễ?

Questions for reflection and discussion

  1. Why the priest has to follow the exact instructions in the Roman Missal? Can the Roman Missal list all the prohibitions in the Mass? So, if the Missal does not prohibit it, can we do it?
  2. Why the Gospel Book is carried in the Procession and placed on the Altar at the beginning of the Mass?

Categories

Latest Posts

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa
Hãy Làm Việc Này

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng –  Sanctus
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng – Sanctus

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại