5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Kết Lễ

Cuộc Rước Kết Lễ Quan Trọng như thế nào?

Việc giải tán và cuộc rước kết Lễ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được mời gọi đem món quà tuyệt vời của Thánh Lễ vào thế gian, tôn vinh Chúa bằng cuộc sống của chúng ta.

How Important is the Final Procession?

The dismissal and the exit procession remind us that we are called to take the wonderful gift of the Mass out into the world, glorifying the Lord by our lives.

Chúng ta vừa bàn về Lời nguyện Hiệp Lễ và phép lành cuối cùng, đánh dấu phần kết thúc của bộ video này. Thật phù hợp khi chúng ta kết thúc bằng phần ghi chú về lời giải tán và cuộc rước cuối Lễ, một phần quan trọng của Nghi thức Kết Lễ.

Vào cuối Thánh Lễ, sau phép lành cuối cùng, Phó tế hoặc Linh mục sẽ nói, “Chúc anh chị em đi bình an”, và chúng ta đáp lại, “Tạ ơn Chúa”. Đôi khi, lời giải tán có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác, “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an” hoặc “Hãy ra đi bình an và tôn vinh Chúa bằng cuộc sống của anh chị em”, hoặc “Hãy ra đi và rao giảng Tin Mừng của Chúa”.

Những từ này không chỉ là lời kết; chúng là một sứ vụ. Từ “Missa” hay “Thánh Lễ” đến từ cụm từ tiếng Latin “Ite, missa est”, có nghĩa là “sứ vụ”. Lời giải tán đưa chúng ta ra đi như những thừa sai Thánh Thể, mang sự hiện diện của Đức Kitô trong chúng ta đến với thế gian.

Lời giải tán này không chỉ là kết thúc của một buổi lễ; mà là một sự ủy thác. Chúng ta được mời gọi trở thành những nhà tạm sống động, mang Thánh Thể, Lời Chúa và Tình Yêu của Đức Kitô vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Giống như hai môn đệ trên đường Emmau đã rạo rực trong lòng sau khi nhận ra Đức Kitô trong việc Bẻ Bánh, chúng ta cũng phải được đốt cháy bằng tình yêu của Đức Kitô khi rời Thánh Lễ.

Sau khi giải tán, Linh mục và Phó tế tôn kính bàn thờ bằng một nụ hôn, tượng trưng cho lòng biết ơn về Bí tích Thánh Thể. Khi chúng ta rời đi, trong cuộc rước cưới lễ, chúng ta không có sách Tin Mừng, nhưng để lại sách Tin Mừng và nhà tạm ở cung thánh, bởi vì chúng ta mang theo Lời Hằng Sống và sự hiện diện của Đức Kitô trong mình.

Khi chúng ta kết thúc loạt bài này, hãy nhớ rằng sự hiểu biết về Thánh Lễ sẽ đào sâu thêm mối quan hệ của chúng ta với Đức Kitô. Hãy để kiến ​​thức này đốt cháy tâm hồn bạn cho Bí tích Thánh Thể, và khi bạn rời Thánh Lễ, hãy sống Thánh Lễ.

Hãy sống Thánh Lễ bằng cách ra đi và công bố Tin Mừng, tôn vinh Chúa bằng cuộc sống của bạn và đem Các Kỳ Quan của Thánh Lễ vào thế gian.

We’ve just discussed the prayer after Communion and the final blessing, marking the conclusion of our video series. How fitting it is that we end on the note of the final dismissal and exit procession, a key part of the concluding rites.

At the end of Mass, after the final blessing, the deacon or priest will say, “Go in peace,” to which we respond, “Thanks be to God.” Sometimes, the dismissal might be phrased differently, such as “Go forth, the Mass has ended,” or “Go in peace, glorifying the Lord by your life,” or “Go and announce the gospel of the Lord.”

These words aren’t merely a conclusion; they are a mission. The word “Missa” or “Mass” comes from Latin phrase “Ite, missa est” means “mission.” The dismissal sends us forth as missionaries of the Eucharist, carrying the presence of Christ within us to the world.

This dismissal is not just the end of a service; it’s a commissioning. We are called to be living tabernacles, carrying the Eucharist, the Word, and the Love of Christ into our daily lives. Just as the two disciples on the road to Emmaus had their hearts burning within them after recognizing Christ in the Breaking of the Bread, so too should we be ignited with the love of Christ as we leave the Mass.

After the dismissal, the priest and deacon venerate the altar with a kiss, symbolizing thanksgiving for the Eucharist. As we exit, in the procession, we do not have the Gospel Book, but leaving the Gospel book and tabernacle behind in the sanctuary, because we carry the Living Word and Christ’s presence within us.

As we conclude this series, remember that understanding the Mass deepens our relationship with Christ. Let this knowledge set your heart on fire for the Eucharist, and as you leave the Mass, live the Mass. Living the Mass by going forth and announcing the Gospel, glorifying the Lord with your life, and bringing the Wonders of the Mass into the world.

Đề Nghị để Suy Nghĩ và Thảo Luận

  1. Cuộc Rước kết Lễ khác cuộc rước đầu Lễ thế nào? Tại sao?
  2. Sau khi học loạt bài này, bạn sẽ thay đổi những gì khi dự Thánh Lễ và khi ra về?

Suggestions for Reflections and Discussions

  1. How is the closing procession different from the opening procession? Why?
  2. After studying this series, what will you change about your Mass attendance and your departure?

Bài Đọc Thêm

Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 78:  Giải Tán – Ra Về Bình An

Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 79:  Thánh Ca Kết Lễ

Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 81:  Đem Chúa Giêsu Đi với Chúng Ta

Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 82:  Tóm Tắt và Tạm Biệt

Categories

Latest Posts

Wounds of Disconnection: How Negative Encounters with Catholics Drive Young People Away from the Church
Eucharistic Revival in A Nutshell

Wounds of Disconnection: How Negative Encounters with Catholics Drive Young People Away from the Church

The Alarming Statistics Facing Catholic Church Leaders: A Call for Eucharistic Revival
Eucharistic Revival in A Nutshell

The Alarming Statistics Facing Catholic Church Leaders: A Call for Eucharistic Revival

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Kết Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Kết Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 51 – Nghi Thức Kết Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 51 – Nghi Thức Kết Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 50 – Lời Nguyện Hiệp Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 50 – Lời Nguyện Hiệp Lễ