Wonders of the Mass – Các Kỳ Quan của Thánh Lễ (TNTT)

This is a series of videos about the Holy Mass presented by Fathers Tim Tran and Vinh Pham and produced by the Vietnamese Eucharistic Youth Movement in the United States. This page adds subtitle in Vietnamese to each video and makes it easily understood by all Vietnamese regardless their English capacity.

Đây là loạt Video về Thánh Lễ do hai Cha Tim Trần và Vinh Phạm trình bày và được Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ đăng trên YouTube. Cách trình bày rất mạch lạc và kỹ thuật rất cao. Các videos này tuy dành cho Thiếu Nhi Thánh Thể, nhưng rất ích lợi cho cả các phụ huynh, người lớn và các thanh thiếu niên ngoài Thiếu Nhi Thánh Thể. Chúng sẽ giúp các độc giả hiểu rõ hơn về Thánh Lễ. Nhờ đó sẽ dự Thánh Lễ cách hiểu biết và sốt sáng hơn.

Video này giới thiệu loạt videos “Wonders of the Mass” gồm 52 viedoes được phát hành mỗi tuần từ ngà 2-2-2023 đến hết năm 2023.

Video 1 – Vào Nhà Thờ – giải thích ý nghĩa của Nước Thánh và tại sao việc làm dấu Thánh Giá khi vào nhà thờ có thể mở lòng chúng ta cho Chúa.

Video 2 – Giải thích ý nghĩa của việc bái gối khi vào nhà thờ nếu có Chúa Giêsu hiện diện trong Nhà Tạm.

Video 3 – Giải thích ý nghĩa Cuộc Rước lên gian thánh. Cuộc Rước bắt đầu Nghi Thức Nhập Lễ và tượng trưng cho cuộc hành trình của chúng ta.

Video 4 – Giải thích về ý nghĩa của các lễ phục của Linh Mục khi cử hành Thánh Lễ. Vì trong Thánh Lễ, Linh Mục hành động với cương vị là Đức Kitô nên cũng mặc như Người.

Video 5 – Giải thích về ý nghĩa và tầm quan trọng của Ca Nhập Lễ. Hội Thánh muốn mọi người phải dự Thánh Lễ một cách tích cực, nên cả nhà thờ phải cùng nhau hát Ca Nhập Lễ.

Video 6 – Giải thích các ý nghĩa của Bàn Thờ và tại sao các Linh Mục và Phó Tế lại hôn Bàn Thờ khi đến cung Thánh.

Video 7 – Giải thích tên gọi và ý nghĩa cũng như công dụng của các bình thánh và chén thánh được đặt trên Bàn Thờ.

Video 8 – Giải thích ý nghĩa của Dấu Thánh Giá. Dấu Thánh Giá không chỉ là cử chỉ mà còn là một kinh nguyện sâu xắc.

Video 9 – Giải thích ý nghĩa của các Lời Chào mở đầu Thánh Lễ. Chúng không phải là những lời chào xã giao mà có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều.

Video 10 – Giải thích ý nghĩa của Nghi Thứ Sám Hối ở đầu Thánh Lễ và ý nghĩa của Kinh Cáo Mình cũng như những mẫu sám hối khác.

Video 11 – Giải thích ý nghĩa của Kinh Gloria hay Kinh Vinh Danh. Trong Kinh Vinh Danh, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa nhân lành.

Video 12 – Giải thích lý do tại sao Thánh Thể còn được gọi là “Bánh các Thiên Thần.” Tạo sao các thần thánh trên Trời cũng cùng dâng Thánh Lễ với chúng ta.

Video 13 – Giải thích ý nghĩa của Lời Nguyện Đầu Lễ mà tiếng Anh gọi là The Collect (Tổng Nguyện). Hãy xem để biết bạn phải làm gì lúc này.

Video 14 – Giải thích ý nghĩa của Giảng Đài. Đây là một không gian thánh, ở đó Lời Chúa được công bố và giảng giải.

Video 15 – Trong Thánh Lễ, Linh mục sử dụng hai cuốn sách chính: Sách Lễ Rôma và sách Tin Mừng. Sách Lễ Rôma chứa đựng tất cả những lời cầu nguyện và hướng dẫn cử hành Thánh Lễ. Nó hướng dẫn Linh mục tiến hành nghi lễ một cách chính xác và tôn kính.

Vodeo 16 – Vai trò của Độc Viên – Trong Thánh Lễ, tất cả các tín hữu được mời gọi chia sẻ Lời Chúa, một nhiệm vụ thường được Độc viên thực hiện. Vai trò này đòi hỏi phải công bố Lời Chúa một cách tôn nghiêm trong Phụng vụ Lời Chúa.

Video 17 – Phụng Vụ Lời Chúa. Trong Thánh lễ Chúa nhật, ba bài đọc được công bố: bài Thứ nhất trích từ Cựu Ước, bài Thứ hai điển hình từ các Thánh Thư Tân Ước, và bài Tin Mừng. Bài đọc Thứ Nhất và bài Tin Mừng liên hệ với nhau, phản ánh các chủ đề liên kết với nhau.

Video 18 – Nhiều người không mấy chú ý đến bài Đáp Ca. Cha Vinh giải thích về mục đích của bài Đáp Ca và các tín hữu được mời gọi tham gia thế nào.

Video 19 – Cha Tim giải thích về ý nghĩa của Lời Công Bố Tin Mừng Allêluia và tại sao chúng ta phải đứng dậy. Cha cũng nói về những trường hợp không hát Allêluia.

Video 20 – Cha Vinh giải thích về việc đọc Tin Mừng và tại sao chúng ta phải đứng khi nghe đọc Tin Mừng hay Phúc Âm.

Video 21 – Thường thì chúng gta làm dấu đơn trừ khi trước khi nghe Tin Mừng trong Thánh Lễ. Cha Tim giải thích về ý nghĩa của việc làm dấu kép trong Thánh Lễ.

Video 22 – Cha Ving giải thích cách Thiên Chúa dùng miệng của các linh mục trong bài giảng để giúp chúng ta hiểu và thực hành Lời Chúa chúng ta vừa nghe.

Video 23 – Cha Tim giải thích về các Kinh Tin Kính và ý nghĩa của từng câu của kinh này. Sự khác biệt giữa Kinh tin Kính Nicêa cà Kinh Tin Khíng của các TUông Đồ.

Video 24 – Cha Vinh giải thích về Lời Nguyện Tín Hữu, còn được gọi là Lời Nguyện Phổ Quát, và Lời Nguyện này phải bao gồm những gì.

Video 25 – Bắt đầu Phụng Vụ Thánh Thể, chúng ta phải chuẩn bị Bàn Thờ. Cha Vinh giải thích phải chuẩn bị bàn thớ như thế nào.

Video 26 – Cha Tim giải thích về vai trò của những người giúp Lễ. Vì vai trò này rất quan trọng nên các người giúp lễ cần được huấn luyện chu đáo.

Video 27 – Cha Tim giải thích về Dâng Của Lễ rằng, trong phần này, chúng ta được mời gọi dâng chính mình để được ân sủng của Thiên Chúa biến đổi.

Video 28 – Sau khi nhận của lễ từ tay các tín hữu, linh mục chuẩn bị những của lễ này trên Bàn Thờ. Cha Vinh sẽ giải thích rõ về việc chuẩn bị này.

Video 29 – Video này giải thích về việc dâng rượu và ý nghĩa của việc hoà nước vào rượu trước khi được dâng lên. Nước tượng trưng cho nhân tính và rượu tượng trưng cho Thiên tính.

Video 30 – Rửa Tay. Sau khi dâng rượu chúng ta đến nghi thức rửa tay. Hành động này nhắc nhở về sự trong sạch của chúng ta khi chịu Phép Rửa và việc chúng ta luôn luôn cần được Đức Kitô thanh tẩy.

Video 31 – Lời Nguyện Tiến Lễ. Trước Kinh Tiền Tụng, Linh Mục dâng một lời cầu nguyện tạ ơn vì các lễ vật, cầu mong Chúa Thánh Thần biến đổi của chúng thành Mình và Máu Đức Kitô.

Video – 32 Kinh Tiền Tụng – Lời Đối Thoại. Cuộc đối thoại này diễn ra theo ba phần: một cuộc trao đổi chung, một lời cầu nguyện riêng của Linh mục đại diện cho Đức Kitô, và cùng đọc Kinh Sanctus.

Video 33 – Kinh Tiền Tụng – Lời Nguyện Tư Tế. Việc tạ ơn Chúa không những thích hợp mà còn cần thiết cho ơn cứu độ của chúng ta. Nó nhấn mạnh đến mối quan hệ nòng cốt của chúng ta với Thiên Chúa – là Tạ ơn, bản chất của Thánh Lễ.

Video 34 – Kinh Sanctus. Kinh Sanctus, một trong những kinh nguyện lâu đời nhất trong Thánh Lễ, có từ thế kỷ thứ nhất, thể hiện lời ca ngợi của Hội Thánh. Được chia thành hai phần, bắt đầu bằng ba lần khẳng định sự thánh thiện của Thiên Chúa và tiến tới việc tôn vinh trên trời và dưới đất…

Video 35 – Kinh Epiclesis hay khẩn cầu Thánh Thần. Trong kinh này, Linh mục khẩn cầu Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần xuống trên bánh và rượu để biến chúng thành Mình và Máu Đức Kitô. Phần sau truyền phép của kinh này cũng xin cho chúng ta nên một với Đức Kitô.

Video 36 – Sự Biến Thể. Đây là giây phút mà bánh và rượu thực sự biến thành Đức Kitô. Sự biến đổi này, được gọi là biến thể, trong khi bánh và rượu dường như không thay đổi, nhưng bản thể của chúng trở thành Mình và Máu, Linh hồn và Thiên tính của Đức Kitô.

Video 37 – Truyền Phép. Trọng tâm của Kinh nguyện Thánh Thể là Truyền phép. Ở đây, Linh mục, hành động trong cương vị của Đức Kitô, lặp lại những lời nói và hành động của Người trong Bữa Tiệc Ly, khởi đầu tiến trình biến thể để biến bánh và rượu thành Mình Máu Người.

Video 38 – Tung Hô Tưởng Niệm. Những câu này khẳng định Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Trong Thánh lễ, sau khi Linh mục công bố “Đây là mầu nhiệm đức tin”, chúng ta hãy nâng tâm hồn và lên tiếng để nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể, đồng thời khẳng định: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Video 39 – Dâng Lễ và Chuyển cầu. Việc Dâng tiến hướng chúng ta lên Chúa Cha để tạ ơn vì những hồng ân Thánh Thể. Chuyển cầu nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không đơn độc trong kinh nguyện nhưng hợp nhất với các linh hồn trong Luyện ngục và các Thánh trên Thiên đàng.

Video 40 – Vinh Tụng Ca và Đại Amen. Vinh Tụng Ca Kết Thúc là lời kêu gọi chúng ta hướng về Chúa Cha, nhìn nhận tình yêu và lòng thương xót của Ngài cho phép chúng ta tham dự Bí tích Thánh Thể. Chúng ta khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi bằng Đại “Amen” vang dội.

Video 41 – Kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha ca ngợi Thiên Chúa, tuân phục Thánh Ý Ngài, cầu xin lương thực hằng ngày (tượng trưng bằng Thánh Thể), cầu xin ơn tha tội và xin sức mạnh để chống lại cám dỗ và sự dữ. Điều cần thiết là cầu nguyện có chủ ý, noi gương Chúa Giêsu trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Video 42 – Chúc Bình An. Giây phút này mời gọi chúng ta tha thứ cho nhau và tìm kiếm sự hợp nhất, mang lại bình an của Thiên Chúa cho những người chung quanh. Đó không chỉ là một cử chỉ thân thiện mà còn là một hành động quan trọng nhằm tạo hòa bình với những người chung quanh, phản ánh sự bình an của Đức Kitô trong tâm hồn chúng ta.

Video 43 – Nghi Thức Bẻ Bánh. Sau khi chúc bình an, Linh mục làm một hành động quan trọng: bẻ bánh và bỏ một miếng nhỏ vào chén thánh. Đây được gọi là Bẻ Bánh, một cử chỉ lặp lại hành động của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Ly. Việc bỏ một miếng Thánh Thể nhỏ vào chén thánh, tượng trưng cho sự kết hợp của Mình và Máu Đức Kitô và công cuộc cứu độ.

Video 44 – Kinh Chiên Thiên Chúa. Trong lúc Linh mục bẻ Bánh, cộng đoàn hát kinh Agnus Dei (Chiên Thiên Chúa). Hình ảnh Con Chiên tượng trưng cho sự cứu chuộc trong cả Do Thái giáo lẫn Công giáo, gợi nhớ đến sự Hy sinh của Đức Kitô. Trong Thánh Lễ, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu, cầu xin lòng thương xót và bình an.

Video 45 – Đây Chiên Thiên Chúa. Chúng ta nhìn nhận sự tan nát của mình và mở lòng đón nhận Đức Kitô, Đấng làm cho chúng ta nên toàn vẹn. Hành động này phản ánh việc Thánh Gioan Tẩy Giả vui mừng nhìn nhận Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa. Giống như dân Israel đã được cứu bởi máu chiên ở Ai Cập, chúng ta cũng được cứu bởi Hy tế của Đức Kitô.

Video 46 – Thừa Tác Viên Cho Rước Lễ Ngoại Thường. Khi không đủ Linh mục hay Phó tế cho rước Lễ, thì có các Thừa tác viên cho Rước Lễ Ngoại thường, giúp Linh Mục cho rước Lễ. Vai trò này, bắt nguồn từ phẩm giá Bí tích Rửa Tội của họ, cho phép họ chia sẻ chức Tư Tế bí tích. Đây là một ơn gọi chứ không phải một quyền lợi. Họ cần được huấn luyện chu đáo.

Video 47 – Chuẩn Bị Rước Lễ. Để chuẩn bị Rước lễ, hãy đảm bảo rằng bạn đang ở trong tình trạng ân sủng, đã ăn chay một giờ và có ý ngay lành. Hãy suy nghĩ về việc bạn tham gia phụng vụ và những lý do thực sự của bạn để đón nhận Chúa Giêsu. Nếu bạn có thể khẳng định những điều này, bạn đã sẵn sàng rước Lễ. Luôn nhớ xin lỗi và tạ ơn Chúa trước.

Video 48 – Cách Rước Lễ. Chúng ta rước Lễ bằng cách nào? Có hai cách. Trước khi đến lượt bạn, hãy cúi đầu và khi Linh Mục nói: “Mình Thánh Chúa Kitô”, hãy đáp lại “Amen”. Nếu rước Lễ bằng tay, hãy đặt ngai bằng tay phải ở dưới tay trái. Linh Mục sẽ đặt Mình Thánh vào tay bạn; ăn Mình Thánh ngay lập tức.

Video 49 – Cầu Nguyện Sau Rước Lễ. Có ba hoa quả chính của việc Rước Lễ là (1) Đào sâu thêm sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô, (2) Tách chúng ta khỏi tội lỗi và (3) củng cố đức ái của chúng ta. Khi trở về chỗ ngồi, hãy cảm tạ Chúa vì những hồng ân này và suy nghĩ về việc chia sẻ những hoa quả này với tha nhân sau Thánh Lễ.

Video 50 – Lời Nguyện Hiệp Lễ. Lời nguyện này lặp lại Tổng nguyện ở đầu Thánh Lễ. Ngài cầu xin ân sủng để chúng ta có thể vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong việc thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, như được tiền dự khi chúng ta đón nhận Mình và Máu Chúa Kitô. Cộng đoàn hết lòng đáp lại bằng “Amen”.

Video 51 – Nghi Thức Kết Lễ. Nghi thức Kết Lễ bắt đầu bằng một phép lành. Phép lành này chuẩn bị cho chúng ta trở nên giống Đức Kitô hơn trong cuộc sống của mình. Lời chào của Linh mục nhắc nhở chúng ta rằng Chúa ở cùng chúng ta và lời đáp của chúng ta phản ánh mối liên hệ thiêng liêng chung của chúng ta.

Video 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Cuối Lễ. Lời giải tán không chỉ là kết thúc của một buổi Lễ; mà là một sự ủy thác. Chúng ta được mời gọi trở thành những nhà tạm sống động, mang Thánh Thể, Lời Chúa và Tình Yêu của Đức Kitô vào cuộc sống hàng ngày của mình. Chúng ta đẻ sách Tin Mừng lại vì chính chúng ta là Tin Mừng.