Bài 7 – Bí tích Thánh Thể trong Chương Trình Cứu Ðộ của Thiên Chúa

Vì tội Ađam, con người đã bị xa lìa Thiên Chúa, là nguồn mọi sự thiện hảo, và sống dưới ách ma quỷ cùng tội lỗi. Đức Kitô xuống thế lam người để cứu độ chúng ta và hoà giải chúng ta với Thiên Chúa. Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể bằng chính cái chết và sự phục sinh của Người để cho chúng ta được thông phần vào sự sống của Người và ở lại trong Người.

Dấu chỉ bánh và rượu

Trong Thánh Lễ bánh và rượu trở nên Mình và Máu Ðức Kitô được tiên trưng bằng việc vua cũng là tư tế Melkisêđê dâng bánh và rượu lên Thiên Chúa.  Trong Cựu Ước, bánh và rượu được chọn trong số hoa quả đầu mùa để dâng làm hiến lễ tạ ơn Tạo Hóa.  Trong cuộc Xuất Hành, bánh và rượu nhắc nhớ ngày giải phóng và vội vã rời Ai Cập; Manna trong hoang địa, bánh ăn hàng ngày là sản phẩm của Ðất Hứa, là bằng chứng Thiên Chúa hằng trung tín giữ lời đã hứa.  Rượu diễn tả niềm vui, nhưng rượu trong “chén chúc tụng” vào cuối bữa tiệc Vượt Qua của người Do Thái còn chứa niềm hy vọng Đức Kitô sẽ đến phục hưng Giêrusalem.  Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể bằng cách đem lại một ý nghĩa mới và vĩnh viễn cho lời chúc tụng đọc trên bánh và rượu.  Các phép lạ hóa bánh ra nhiều tiên báo sự phong phú của Thánh Thể.  Phép lạ biến nước thành rượu ở Cana là dấu chỉ Tiệc Cưới trong Nước Trời.  Thánh Thể và Thánh Giá là những viên đá gây vấp ngã cho mọi người.  Ðây là một mầu nhiệm luôn tạo cớ gây chia rẽ giữa những người tin và không tin (x. GLCG 1333-1336).

Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể

Ðể trao lại cho các môn đệ bảo chứng tình yêu này và cho họ được tham dự vào cuộc Vượt Qua của mình, Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể để tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Người, và truyền lệnh cho các Tông Đồ cử hành bí tích này cho đến khi Người lại đến.  Việc lập bí tích Thánh Thể được thuật lại trong các Tin Mừng Nhất Lãm và Thánh Phaolô.  Thánh Gioan thuật lại những lời chuẩn bị cho việc lập bí tích Thánh Thể: Ðức Kitô tự xưng mình là Bánh Hằng Sống từ trời.  Bữa Tiệc Ly tiên trưng cho cuộc Vượt Qua mới: cuộc tử nạn và phục sinh mà Ðức Kitô vượt qua để về cùng Chúa Cha.  Cuộc Vượt Qua này được cử hành trong bí tích Thánh Thể.  Bí tích này hoàn tất lễ Vượt Qua của người Do Thái và tiên báo cuộc Vượt Qua cuối cùng của Hội Thánh (x. GLCG 1337-1340).

Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy

Khi Ðức Kitô truyền lặp lại những cử chỉ và lời nói của Người cho tới khi Người lại đến, Người muốn các Tông Đồ và những người kế vị cử hành Phụng Vụ tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Người.  Từ đầu, Hội Thánh đã trung thành tuân giữ lệnh Chúa, các Kitô hữu tụ họp để bẻ bánh vào ngày thứ nhất trong tuần, ngày Chúa Nhật.  Từ đó, việc cử hành bí tích Thánh Thể vẫn tiếp nối với cùng một cấu trúc cơ bản trong toàn Hội Thánh cho đến nay. Bí tích Thánh Thể luôn là trung tâm đời sống Hội Thánh.  Qua các Thánh Lễ, dân Thiên Chúa công bố mầu nhiệm Vượt Qua của Ðức Kitô cho tới khi Người lại đến (x. GLCG 1341-1344).

Categories

Latest Posts

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa
Hãy Làm Việc Này

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng –  Sanctus
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng – Sanctus

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại