Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy – Bài 11 : Kinh Vinh Danh

Để ôn lại những gì chúng ta đã trình bày cho đến nay về Thánh Lễ, chúng ta nhắc lại Phép Rửa bằng Nước Thánh, bái gối để tôn vinh Chúa Giêsu trong Nhà tạm, chuẩn bị Thánh Lễ một cách lặng lẽ và cầu nguyện, hát Ca Nhập Lễ, làm Dấu Thánh Giá, và khiêm nhường nhớ lại tội lỗi của mình và ca ngợi Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong Hành động Thống Hối. Bây giờ là lúc dành cho một phần khác của Thánh Lễ mà tôi yêu thích: Kinh Vinh Danh.

Một Bài hát Ca ngợi

“Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Nhiều người trong chúng ta có thể nhận ra những lời này trong Tin Mừng Thánh Luca như bài ca các thiên thần hát ca khen ngợi việc Chúa Giêsu giáng sinh tại Bêlem (Lc 2:14). Mỗi năm vào đêm Giáng sinh, tôi nhớ lại những truyền thống của gia đình chúng tôi từ khi tôi còn nhỏ, bao gồm cả Thánh Lễ đêm Giáng sinh cùng nhau như một gia đình. Một năm nọ, chúng tôi đi ngủ rất sớm để không quá mệt mỏi khi tham dự Thánh Lễ lúc nửa đêm. Trong ký ức, tôi vẫn nghe rất rõ tiếng ông bà tôi hát trong ca đoàn và tiếng chuông reo vui khi chúng tôi cùng nhau hát tin mừng Chúa Giáng sinh. Khi chúng tôi lớn lên và trở thành những em giúp Lễ, anh tôi và tôi sẽ thực tập để có thể rung chuông đều đặn từ đầu đến cuối Kinh Vinh Danh. Phải chịu đựng rất nhiều!

Như Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma chỉ rõ: “Kinh Vinh Danh là một thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con.” (QCSL, số 53). Gloria có đầy đủ các cụm từ và danh hiệu từ Thánh Kinh. Edward Sri giải thích, “người ta có thể mô tả kinh nguyện này, vốn có từ thời Kitô giáo sơ khai, như một bức tranh khảm các danh hiệu trong Thánh Kinh dành cho Thiên Chúa và những cách diễn tả ca ngợi thông thường trong Thánh Kinh”. Sri tiếp tục liệt kê nhiều trích dẫn trong Thánh Kinh về các danh hiệu này, chẳng hạn như “Thiên Chúa toàn năng” (Barúc 3:1; 2 Côrintô 6:18), “Chúa là Đức Chúa toàn năng” (Khải huyền 4:8; 11:17; 15:3; 19:6), và “Vua vinh hiển” (xem A Biblical Walk Through the Mass, trang 43).

Ba Hồi

Từ bối cảnh của Kinh Vinh Danh, rõ ràng chúng ta đang hát phần thứ nhất tôn vinh Thiên Chúa Cha và sau đó là phần thứ hai tôn vinh Thiên Chúa Con. Theo ông Sri: “Phần tiếp theo của Kinh Vinh Danh, theo một nghĩa nào đó, kể một câu chuyện – câu chuyện về Đức Kitô. Giống như một vở kịch ba hồi, Gloria tóm tắt câu chuyện về công cuộc cứu độ của Đức Kitô từ 1) việc Người đến, 2) cái chết cứu chuộc của Người, đến 3) sự phục sinh khải hoàn và lên trời của Người” (tr. 44). Một lần nữa, ông Sri nhấn mạnh đến nhiều trích dẫn từ Thánh Kinh, bao gồm cả Vai trò làm Con Thiên Chúa của Đức Kitô (Gioan 5:17-18; 10:30-38; 2 Côrintô 1:19; Côlôxê 1:13; Do Thái 1:1-2); Chiên Thiên Chúa (Gion 1:29, Khải Huyền 5:6-14; 12:11; 17:14, trong số nhiều trích dẫn khác); và vị trí của Đức Kitô bên hữu Đức Chúa Cha (Marcô 16:19) (x. A Biblical Walk Through the Mass, trang 45-46).

Ông Sri tiếp tục: “Hãy chú ý cách toàn thể sứ vụ của Chúa Giêsu được tóm tắt trong phần này của Kinh Vinh Danh. Chúng ta chuyển từ việc Nhập Thể của Chúa Con đến Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, đến việc Người lên trời. Chúng ta chuyển từ việc ca ngợi Chúa Giêsu là ‘Con Một’ của Chúa Cha, Đấng đã nhập thể và ở giữa chúng ta; tôn thờ Ngài như ‘Chiên Thiên Chúa’, Đấng nhờ sự hy sinh của mình mà xóa tội trần gian; ca ngợi Người trong việc chiến thắng tội lỗi và cái chết khi Người ‘ngự bên hữu Chúa Cha.’ Thật vậy, đỉnh cao của lịch sử cứu độ có thể được tóm tắt trong Kinh Vinh Danh” (A Biblical Walk Through the Mass, p. 46).

Thật phù hợp, có lẽ chúng ta thường nghĩ đến Kinh Vinh Danh như một bài thánh thi ca ngợi. Thánh Lễ là sự tham gia của chúng ta vào Hy Tế hoàn hảo duy nhất của Đức Kitô – hành vi thờ phượng Chúa Cha một cách hoàn hảo. Điều đó chắc chắn sẽ gây ra những lời ngợi khen! Kinh Vinh Danh thực sự có thể là một mẫu mực cầu nguyện tuyệt vời cho chúng ta và hy vọng củng cố sự sẵn sàng của chúng ta để đón nhận nhiều hoa trái sẽ tiếp tục đến trong Thánh Lễ. Khi chúng ta cùng nhau hát Kinh Vinh Danh, đó là một dẫn đường tuyệt vời vào điều xảy ra sau đó: Tổng Nguyện, là kinh nguyện tập hợp những lời cầu nguyện của chúng ta và trình bày tụ điểm của chúng ta cho cuộc cử hành của mỗi Thánh Lễ.

Câu Hỏi để Suy Nghĩ:

  1. Hãy cầu nguyện lại với câu chuyện của Thánh Luca về việc các thiên thần hiện ra với các mục đồng để loan báo việc giáng sinh của Đức Kitô và công bố câu đầu tiên của Kinh Vinh Danh (Lc 2:9-14). Lần tới khi bạn tham dự Thánh Lễ và hát Kinh Vinh Danh, hãy coi mình như đang hát cùng các thiên thần.
  2. Sách Đaniên kể lại ba thanh niên Do Thái ca ngợi Thiên Chúa từ giữa lò lửa hồng. Vua Nabucôđôxô đã ra lệnh trừng phạt họ vì đức tin kiên định của họ. Hãy suy niệm về bài thánh thi dài này (Đaniên 3:51-90) và nó liên quan thế nào đến Kinh Vinh Danh. Khi ba bạn trẻ kêu gọi mọi thụ tạo hãy “muôn đời ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa trên hết mọi sự”, bạn sẽ thêm những dòng nào từ kinh nghiệm sống hàng ngày của bạn?

Categories

Latest Posts

Wounds of Disconnection: How Negative Encounters with Catholics Drive Young People Away from the Church
Eucharistic Revival in A Nutshell

Wounds of Disconnection: How Negative Encounters with Catholics Drive Young People Away from the Church

The Alarming Statistics Facing Catholic Church Leaders: A Call for Eucharistic Revival
Eucharistic Revival in A Nutshell

The Alarming Statistics Facing Catholic Church Leaders: A Call for Eucharistic Revival

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Kết Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Kết Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 51 – Nghi Thức Kết Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 51 – Nghi Thức Kết Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 50 – Lời Nguyện Hiệp Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 50 – Lời Nguyện Hiệp Lễ