Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 13 : Phụng vụ Lời Chúa

Của Cha LUKE SPANNAGEL được đăng trên Eucharistic Revival Blog ngày 7 tháng 2 năm 2023 Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ và thích nghi cho người Việt Nam
Mỗi Thánh Lễ, sau lời Tổng Nguyện, tất cả chúng ta ngồi xuống và bắt đầu phần của Thánh Lễ gọi là Phụng vụ Lời Chúa. Chúng ta nghe một số bài đọc từ Thánh Kinh và chúng ta đứng lên khi một bài đọc đặc biệt từ Sách Tin Mừng được công bố. Như chúng ta sẽ thấy, có sự lựa chọn rất chu đáo về các bài đọc khác nhau và những lý do chính đáng giải thích tại sao chúng được sắp xếp một cách cụ thể. Về tổng quan, Phụng vụ Lời Chúa bao gồm:
    • Bài đọc Thứ nhất, thường được trích từ Cựu Ước
    • Hát hoặc đọc Thánh vịnh Đáp ca
    • (Vào các Chúa Nhật và Lễ Trọng) Bài Đọc Thứ Hai từ Tân Ước (ngoài các Tin Mừng)
    • Alleluia hay Tung hô Tin Mừng
    • Bài đọc Tin Mừng
Phụng vụ Lời Chúa cũng bao gồm Bài giảng, Lời Tuyên xưng Đức tin (Kinh Tin Kính), và Lời nguyện Tín hữu với kinh nguyện kết thúc. Trong những tuần tới, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn từng phần này của Phụng Vụ Lời Chúa.

Lời của Chúa

Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nêu rõ: “Qua các bài đọc, được bài diễn giảng giải thích, Thiên Chúa nói với dân Ngài, Ngài mạc khải mầu nhiệm cứu chuộc và ơn cứu độ, đồng thời cung cấp lương thực thiêng liêng; chính Ðức Kitô dùng lời của mình mà hiện diện giữa các tín hữu. Nhờ thinh lặng và các bài hát, dân chúng làm cho Lời Chúa thành của mình; nhờ lời tuyên xưng đức tin, họ gắn bó với Lời Chúa; và khi được Lời Chúa nuôi dưỡng, nhờ lời nguyện cho mọi người, họ cầu xin cho các nhu cầu của Hội Thánh và cho cả thế giới được cứu độ” (QCSL, 55).

Chu kỳ ba năm

Các bài đọc được chọn mỗi tuần trong Thánh Lễ như thế nào? Có một khuôn mẫu hoặc thứ tự nhất định không? Đúng! Các bài đọc Chúa nhật được chia thành chu kỳ ba năm. (Các bài đọc trong Thánh Lễ hàng ngày được tính theo chu kỳ hai năm với một bài đọc từ các phần khác nhau của Thánh Kinh và một bài đọc Tin Mừng mỗi ngày.) Đối với các bài đọc Chúa nhật, Chu kỳ A tập trung vào Tin Mừng theo Tin Mừng Mátthêu, Chu kỳ B tập trung vào về Tin Mừng Máccô, và Chu kỳ C tập trung vào Tin Mừng Luca. Các bài đọc Cựu Ước tương ứng với chủ đề của Tin Mừng. Thí dụ, nếu Tin Mừng kể về việc Chúa Giêsu bị bách hại hoặc người ta cố giết Người, thì Bài đọc thứ nhất có thể nói về một trong các tiên tri và những xung đột mà ông gặp phải với dân chúng. Hoặc, nếu Tin Mừng nói về Bí tích Thánh Thể, thì Bài đọc thứ nhất có thể nói về manna, một hy lễ, một bữa ăn chung. Tin Mừng Thánh Gioan được sử dụng trong những thời điểm đặc biệt trong năm của Hội Thánh (chẳng hạn như Giáng sinh, Mùa Chay, Phục sinh), trong các Chúa nhật mùa hè của Chu kỳ B, và cũng thường có Bài đọc thứ nhất tương ứng từ Cựu Ước.

Liên kết tất cả lại với nhau

Bài đọc thứ hai, theo một cách sắp xếp khác, thường từ một Thư của Thánh Phaolô gửi cho một cộng đoàn hoặc cá nhân. Khi chúng ta bước qua chu kỳ ba năm, đôi khi chúng ta cũng có Bài đọc thứ hai từ một trong những thư Tân Ước khác. Thay vì trộn lẫn và chọn các bài đọc Tân Ước cho phù hợp với bài Tin Mừng, Bài đọc thứ hai thường diễn ra theo cách bán liên tục từ Chúa nhật này sang Chúa nhật khác (thí dụ, vào năm C, Chúa nhật 12 Thường niên có Galatê 3:26-29; Chúa nhật 13 tiếp tục với Galatê 5:1,13-18; và Chúa Nhật 14 tiếp tục với Galatê 6:14-18; v.v.). Đọc một trong các thư theo cách này cung cấp một bài giảng liên tục về nhiều khía cạnh khác nhau của đức tin, đặc biệt là đời sống luân lý.
Với tất cả những bài đọc tuyệt vời, những mối liên hệ và những điểm nhấn mạnh khác nhau giữa chúng, thật dễ hiểu tại sao trong một số giai đoạn lịch sử của Hội Thánh, các linh mục lại giảng bài dài từ một tiếng rưỡi đến ba tiếng! Bạn có vui mừng khi thấy hầu hết những vị thuyết giảng cố gắng chỉ tập trung vào một ý chính mỗi tuần không?

Câu hỏi để suy nghĩ

    1. Để chuẩn bị cho Thánh Lễ Chúa nhật tới, hãy dành thì giờ cầu nguyện với mỗi bài đọc trong các bài đã được chọn. Bạn thấy mối liên hệ nào giữa chúng? Bài đọc nào thu hút sự chú ý của bạn nhất? Hãy dành nhiều thì giờ hơn cho việc đọc đó và để những hiểu biết sâu xa trong đó hình thành ngày Chúa nhật của bạn và sự khởi đầu một tuần mới.
    1. Tác giả Thánh Vịnh ca ngợi Lời Chúa như ngọn đèn và ánh sáng: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước,/ là ánh sáng soi đường con đi” (Tv 119:105). Lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn đang cần ánh sáng của Chúa? Khi bạn trình bày phần này trước Chúa để cầu nguyện, hãy đọc Lời Chúa trong các bài đọc trong Thánh Lễ (Chúa nhật hoặc hàng ngày) và xem Phụng vụ Lời Chúa soi sáng cuộc sống của bạn như thế nào.

Categories

Latest Posts

Wounds of Disconnection: How Negative Encounters with Catholics Drive Young People Away from the Church
Eucharistic Revival in A Nutshell

Wounds of Disconnection: How Negative Encounters with Catholics Drive Young People Away from the Church

The Alarming Statistics Facing Catholic Church Leaders: A Call for Eucharistic Revival
Eucharistic Revival in A Nutshell

The Alarming Statistics Facing Catholic Church Leaders: A Call for Eucharistic Revival

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Kết Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 52 – Giải Tán và Cuộc Rước Kết Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 51 – Nghi Thức Kết Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 51 – Nghi Thức Kết Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 50 – Lời Nguyện Hiệp Lễ
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 50 – Lời Nguyện Hiệp Lễ