IV. Nghi Thức Kết Lễ

136. Hỏi : Nghi thức kết lễ gồm những gì ?
        – Thưa : Gồm phép lành và giải tán.

137. Hỏi : Lời chào cuối lễ như lời nguyện cầu xin điều gì ?
        – Thưa :
– Xin Chúa đồng hành với các tín hữu sắp trở về  với cuộc sống đời thường.
– Xin Chúa hiện diện trong từng tín hữu, để dù ăn, dù uống, dù đi lại hay nghỉ ngơi, họ đều làm rạng rỡ danh Thánh Chúa.
– Xin Chúa thúc bách các tín hữu làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu.

138. Hỏi : Sau khi chúc lành, linh mục xướng : “Lễ xong chúc anh chị em ra về bình an”, có nghĩa gì ?
        – Thưa : Như lời sai tín hữu lên đường làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh trong môi trường sống của họ.

139. Hỏi : Sau khi chúc lành “Lễ xong chúc anh chị em ra về bình an”, cộng đoàn đáp “Tạ ơn Chúa” và ra về thế nào ?
        – Thưa : Mọi người ra về trong xác tín, trong hân hoan, trong sự chia sẻ và đem bình an của Chúa đến cho mọi người.
*******

140. Hỏi : Trong Thánh lễ, linh mục  xướng “Chúa ở cùng anh chị em”  cộng đoàn thưa “Và ở cúng Cha” mấy lần ?
        – Thưa :  Trong thánh lễ có 5 lần xướng đáp như trên.

141. Hỏi : Trong Thánh lễ, linh mục xướng “Chúa ở cùng anh chị em”  cộng đoàn thưa “Và ở cúng Cha”có 5 lần. Đó là những khi nào ?
        – Thưa :
– Một là nghi thức đầu lễ
– Hai là trước kh công bố Tin Mừng
– Ba là bắt đầu Kinh Tiền Tụng
– Bốn là trước khi chúc bình an cho nhau
– Năm là nghi thức kết thúc.

142. Hỏi : Mùa nào chủ tế rảy nước phép trong nghi thức đầu lễ ?
        – Thưa :  Mùa Phục Sinh

143. Hỏi : Khi chủ tế rảy nước phép trên cộng đoàn thì hát bài gì ?
        – Thưa :  Tôi Đã Thấy Nước

144. Hỏi : Việc rảy nước thánh nhắc lại điều gì ?
        – Thưa :  Nhắc lại nước rửa tội để sám hối mà được thanh tẩy trước khi tham dự thánh lễ.

145. Hỏi : Tại sao gọi Thánh Lễ là trọng tâm đời sống Kitô hữu ?
        – Thưa :  Vì Thánh Lễ là trung tâm, “nguồn mạch và chóp đỉnh đời sống Kitô hữu”. Trong thánh lễ, chúng ta tiếp nhận Lời Chúa, đón nhận Bánh Thánh ban sự sống là chính Đức Kitô và là nơi hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa.

146. Hỏi : Trong thánh lễ, chúng ta làm gì ?
        – Thưa : Tiếp nhận Lời Chúa, đón  nhận Bánh Thánh ban sự sống là chính Đức Kitô và là nơi hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa.

147. Hỏi : Ngày Chúa nhật là ngày gì ?
        – Thưa : Ngày Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại nên ngày này được dành riêng cho Thiên Chúa, để ta thờ phượng và mừng ngày Chúa sống lại.

148. Hỏi : Tại sao buộc phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc ?
        – Thưa :  Phải tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc, vì đó là đòi buộc của lòng yêu mến Chúa, đó là bổn phận của người kitô hữu phải chu toàn với Chúa.

149. Hỏi : Những ai lỗi phạm nghĩa vụ phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc thì thế nào ?
        – Thưa : Những ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ, thì phạm một tội trọng” (GlCg92 số 2181).

150. Hỏi : Người tín hữu từ bao nhiêu tuổi buộc phải giữ trọn lễ Chúa Nhật và lễ buộc ?
        – Thưa :  Từ 7 tuổi (Gl 11)

151. Hỏi : Người tín hữu phải tham dự thánh lễ thế nào ?
        – Thưa : Phải hiện diện nơi dâng lễ cùng với cộng đoàn dân Chúa, phải dự lễ với sự chú ý, tích cực và phải buộc dự trọn từ đầu tới cuối.

152. Hỏi : Những ai được miễn chuẩn tham dự lễ Chúa Nhật và lễ buộc ?
        – Thưa : Những người già, những bệnh nhân và các người chăm sóc, người coi con thơ, người ở nơi quá xa Nhà Thờ…

153. Hỏi : Người tín hữu nên làm gì trong ngày Chúa nhật ?
        – Thưa : Dành thời gian để dâng thánh lễ, học hỏi giáo lý, làm việc bác ái, vun xới tình gia đình…