Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 12 : Tổng Nguyện

Của Cha LUKE SPANNAGEL được đăng trên Eucharistic Revival Blog ngày 31 tháng 1 năm 2023

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ và thích nghi cho người Việt Nam

Kinh Nguyện gồm Bốn Phần

“Chúng ta hãy cầu nguyện…” Sau kinh Vinh Danh, linh mục hát hoặc đọc lời mời cầu nguyện này. Như Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma mô tả: “Tiếp đến, vị tư tế mời giáo dân cầu nguyện; và mọi người cùng vị tư tế thinh lặng trong giây lát, để ý thức mình đang ở trước thánh nhan Chúa và có thể gợi lên trong tâm hồn các ước nguyện của mình. Rồi vị tư tế đọc lời nguyện, thường được gọi là lời “Tổng Nguyện” diễn tả đặc tính của buổi lễ.” (QCSL, số 54). Cha Charles Belmonte lưu ý rằng kinh nguyện này “được gọi là Tổng Nguyện vì nó tóm tắt và tập hợp lại tất cả những ý chỉ của hy lễ trong ngày” (Understanding the Mass, trang 65).

Theo Cha Belmonte, lời T (xem trang 66).  Thí dụ, chúng ta thấy bốn phần này trong Lời nguyện Chúa nhật thứ sáu thường niên: “Lạy Chúa [lời cầu nguyện], Chúa thích ngự trong những tâm hồn ngay thẳng [nền tảng để tin tưởng], xin tuôn đổ hồng ân giúp chúng con ăn ở thế nào, để trở nên đền thờ của Chúa [lời thỉnh cầu]. Nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa, đến thủa muôn đời [kết luận].”

Cùng nhau cầu nguyện

Trong khi dâng lời Tổng Nguyện và các kinh nguyện khác trong Thánh Lễ, Linh mục dang tay và cánh tay ra trong tư thế được gọi là tư thế “orans”, nghĩa là tư thế cầu nguyện. Tư thế này đã được tổ tiên của người Do Thái sử dụng và được thích nghi với kinh nguyện của Kitô giáo. Với một ghi chú lịch sử của một tác giả Kitô giáo thời sơ khai là Tertullianô, cha Belmonte nhận xét rằng các Kitô hữu đã điều chỉnh cách dang tay “để giống với tay của Chúa trên Thập giá” (trang 65). Trong Thánh Lễ, Linh mục dùng cử chỉ này để biểu thị rằng tất cả chúng ta đang cùng nhau cầu nguyện; Ngài đang thu thập tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta và dâng lên Chúa Cha.

Khi kết thúc kinh nguyện này, mọi người đáp lại bằng cách thưa: “Amen”. Như Cha Guy Oury dạy chúng ta, từ tiếng Do Thái này có nghĩa là “đồng ý như vậy, không cần thắc mắc”. Ngài nói tiếp, “Amen là dấu ấn chấp thuận của mọi người đối với những gì vừa được nói nhân danh họ. Đó là một lời “Xin Vâng” đối với linh mục khi đọc lời kinh nguyện” (Thánh Lễ, trang 57). Ý nghĩa và chức năng của lời đáp đơn giản này mời gọi cộng đoàn mạnh dạn đáp lại bằng tiếng “Amen” đầy tin tưởng để khẳng định kinh nguyện này được dâng lên nhân danh họ.

Chuẩn bị Cầu nguyện

Chúng ta nên cầu nguyện như thế nào trong luc linh mục đọc lời Tổng Nguyện? Tổng Nguyện dường như diễn ra quá nhanh đến nỗi bạn không kịp nghe các lời đọc? Giây phút im lặng ngắn ngủi trước khi cầu nguyện là giây phút quan trọng khi mỗi người có thể đưa ra những ý chỉ riêng để kết hợp với điều linh mục sắp cầu nguyện. Đây là thời điểm tuyệt vời để chia sẻ trong lòng bất cứ lời cầu nguyện cụ thể nào bạn muốn dâng lên cùng với những lời cầu nguyện được đọc trong Thánh Lễ. Đây cũng là cơ hội để chuẩn bị chăm chú lắng nghe những lời của Tổng Nguyện như một cái nhìn tổng quan hoặc tóm tắt những nhấn mạnh chính của các kinh nguyện cho Thánh Lễ đặc biệt ấy. Có lẽ chúng ta có thể coi đó như một lời mời gọi để biết Chúa Giêsu có thể dạy chúng ta trong Thánh Lễ như thế nào. Đọc qua những lời của Tổng Nguyện trước Thánh Lễ sẽ có ích lơi cho chúng ta rất nhiều. Nếu bạn chưa bao giờ làm điều đó, tôi mời bạn đọc qua những lời này một vài lần và cầu xin Chúa chuẩn bị trí khôn và tâm hồn bạn cho điều sắp xảy đến. Trạng thái tinh thần này cũng chuẩn bị cho chúng ta lắng nghe Phụng vụ Lời Chúa, Lời cuả Thiên Chúa nói với dân Ngài.

Câu Hỏi để Suy nghĩ

  1. Như Cha Luke đề nghị, hãy dành thì giờ trước Thánh Lễ, ở nhà hoặc ở nhà thờ, để cầu nguyện bằng lời Tổng Nguyện cho phụng vụ hôm đó. Bạn có thể tìm thấy Lời Tổng Nguyện trong Sách Lễ, sách nhỏ hoặc trên mạng.
  2. Suy niệm Thánh Vịnh 33, là thánh vịnh cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa “dõi theo người thế” (c. 14). Hãy tưởng tượng Thiên Chúa đang nhận tất cả những lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên trong giây phút thinh lặng thuộc về Tổng nguyện. Thánh Vịnh còn tuyên bố thêm: “Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên, việc họ làm, Chúa thông suốt cả” (Tv 33:15). Hãy để cho lời Tổng nguyện “hình thành” và uốn nắn tâm hồn bạn bằng cách chăm chú lắng nghe những lời mà chủ tế công bố.