Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 34 :  Thu Tiền và Dâng Của Lễ

Của Cha LUKE SPANNAGEL được đăng trên EucharisticRevival.org ngày 8 tháng 8 năm 2023

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ và thích nghi cho người Việt Nam

Đã đến lúc chuyển giỏ thu tiền cho việc Dâng Lễ vật mà người Việt Nam thường gọi là “Quyên Tiền”. Đối với nhiều người, từ “quyên tiền” có thể làm cho chúng ta đơn thuần nghĩ đến món tiền mà chúng ta bỏ vào giỏ. Mặc dù đó chắc chắn là một phần của việc dâng lễ vật điển hình vào Chúa nhật, nhưng đây cũng là thời điểm thiêng liêng quan trọng để chúng ta kết hợp với lễ vật trên bàn thờ.

Quyên Tiền trong Hội Thánh thời Sơ Khai

Các chi tiết thực tiễn của phần này của Thánh Lễ có vẻ không giống nhau ở nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử. Trong thời sơ khai, các món quà thường là những thứ mà người ta mang từ nhà của họ. Người ta mang đủ loại thực phẩm, cùng với bánh, rượu và quà cho người nghèo (tiền hoặc những thứ khác). Tất cả các món quà này sẽ được mang lên và xếp loại. Bánh và rượu được dùng cho Thánh Lễ, một số thực phẩm và tiền bạc được trao cho linh mục để chu cấp cho ngài, phần thực phẩm và tiền còn lại được chia cho người nghèo. Vì vậy, người ta có thể thấy rằng ngay từ thời xa xưa, phần này của Thánh Lễ đã nói về việc dâng hiến và cho đi. Trong thời hiện đại của chúng ta, để đơn giản hóa việc dâng lễ vật, những người tiếp tân sẽ thu tiền. Số tiền này vẫn tượng trưng cho món quà của chúng ta: những gì chúng ta dâng lên Thiên Chúa trong Thánh Lễ (bánh, rượu, nến, v.v., được mua cho Thánh Lễ), những gì chúng ta dâng để cung cấp cho nhu cầu của linh mục và bảo trì nhà thờ, và những gì chúng ta dâng để đáp ứng nhu cầu của người nghèo và những người kém may mắn hơn. Khi những người tiếp tân chuẩn bị thu các lễ vật, chúng ta có thể nhìn lại cuộc sống của mình, tất cả những gì chúng ta có, tất cả những gì Chúa đã cung cấp cho chúng ta. Chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn và tạ ơn Chúa bằng cách dâng lại một phần những gì chúng ta có cho Người vì lợi ích của Hội Thánh và tha nhân.

Cùng với việc quyên góp, bánh và rượu (và nước ở một số nơi) được mang tới, giống như thời Hội Thánh sơ khai. Vào khoảng năm 150 sau Công nguyên, Thánh Gútinô Tử đạo mô tả phần này của Thánh Lễ bằng cách nói đơn giản: “bánh, nước và rượu được mang lên” (Understanding the Mass, trang 109). Của lễ được các thành viên của tín hữu đưa lên. Dù là những người tiếp tân, người nhà của những người xin Lễ hay các giáo dân khác, bất cứ ai mang lễ vật lên đều đại diện cho toàn thể cộng đoàn dâng lễ vật của mình lên Thiên Chúa.

Việc Dâng những Lễ Vật Thiêng Liêng

Khi nghĩ về những lễ vật thiết thực hoặc vật chất trong phần này của Thánh Lễ, chúng ta không nên bỏ qua cơ hội để dâng lên những lễ vật tinh thần. Mẹ Têrêsa Calcutta nổi tiếng vì đã xin các linh mục chừa chỗ trên đĩa thánh cho ý chỉ của Mẹ. Một linh mục cũng nhắc lại lời nói của Mẹ rằng Mẹ sẽ đặt trái tim mình trên đĩa thánh để nó ở gần Chúa Giêsu trong Thánh Lễ. Nếu chúng ta nghĩ về phần này của Thánh Lễ, việc dâng những lễ vật chúng ta có để tạ ơn Thiên Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu, đúng là một trong những lễ vật tốt nhất mà chúng ta có thể dâng là chính mình! Theo tư tưởng này, Cha Charles Belmonte dạy: “Cùng với Đức Kitô, chúng ta dâng tất cả những gì chúng ta là và tất cả những gì chúng ta có, tất cả những gì chúng ta đã làm hoặc cố gắng làm. Chúng ta dâng trí nhớ, trí thông minh và ý chí của mình; gia đình, nghề nghiệp, sở thích, thành công, đau khổ, thất bại và lo lắng của mình; và những khát vọng, [niềm vui và hy vọng], cũng như những sự hiệp thông thiêng liêng của chúng ta. Cũng thế, chúng ta dâng những việc hãm mình lớn nhỏ: tất cả những hành động yêu thương mà chúng ta đã thực hiện ngày hôm qua và nhiều hành động chúng ta tính thực hiện ngày hôm nay” (Understanding the Mass, trang 110).

Nếu trước đây bạn chưa từng nghĩ đến việc dâng lễ vật cách này, thì tôi khuyến khích bạn hãy nghĩ đến việc bao gồm những lễ vật thiêng liêng của cá nhân bạn cùng với bất cứ thứ gì bạn bỏ vào giỏ. Đó chắc chắn là một cách tuyệt vời để tham gia vào những kinh nguyện mà linh mục dâng lên trên bàn thờ một cách thiêng liêng và là một cách tuyệt vời để đào sâu sự hiệp nhất của chúng ta với lễ vật hoàn hảo của Chúa Giêsu!

Câh hỏi để Suy Nghĩ:

  1. Đáp lại lời mời của Cha Luke bằng cách xem xét (những) lễ vật thiêng liêng nào bạn sẽ dâng trong Thánh Lễ sắp tới mà bạn tham dự.
  2. Ít nhất mỗi năm một lần, hãy dành thì giờ để suy nghĩ về phần của cải vật chất hoặc tài chính mà bạn dâng hiến trong phần Dâng Của Lễ. Hãy so sánh sự dâng hiến này với những chi phí khác nhau trong cuộc sống của bạn. Hãy cầu xin Chúa Giêsu giúp bạn xác định những gì bạn có thể cho đi cách quảng đại. Ngoài việc dâng hiến tài chính, hãy xét xem Chúa Giêsu có thể mời gọi bạn hiến thân cho đời sống giáo xứ bằng những cách khác ra sao.
  3. Bạn đã bao giờ được hân hạnh đại diện cho cộng đoàn mang lễ vật lên trong cuộc rước dâng của lễ chưa? Hãy cảm tạ Thiên Chúa vì kinh nghiệm đó. Nếu không, hãy cầu nguyện để có cơ hội làm như vậy và hỏi giáo xứ của bạn về cách bạn có thể tham gia vào cuộc dâng của lễ.

Bài Sau

Categories

Latest Posts

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa
Hãy Làm Việc Này

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng –  Sanctus
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng – Sanctus

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại