Giải Thích về Thánh Lễ: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 36 :  Bánh và Rượu

Của Cha LUKE SPANNAGEL được đăng trên Eucharistic Revival ngày 23 tháng 8 năm 2023

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ và thích nghi cho người Việt Nam

Tiếp tục ôn lại việc Dâng Lễ vật và của Lễ bánh rượu, chúng ta dành thì giở để trả lời một số câu hỏi phổ thông.

Tại sao chúng ta dùng bánh và rượu mà không dùng thứ gì khác?

Trong những năm ở trường, tôi nhớ đã gặp một sinh viên lớn lên ở một quốc gia châu Á. Anh ấy nói rằng, ngay từ đầu trong hành trình theo Kitô giáo của mình, anh ấy đã nghĩ “bánh (lương thực) hàng ngày” như một phần cơm, vì đó là điều mà anh ấy quen thuộc nhất. Câu hỏi của ông rất thực tế: Tại sao Hội Thánh không thích điều được sử dụng cho Thánh Lễ khi Hội Thánh lan rộng khắp thế giới? Nói một cách ngắn gọn, Hội Thánh vẫn một mực giữ những gì Chúa Giêsu đã sử dụng trong Bữa Tiệc Ly. Như Cha Guy Oury nói, bánh và rượu có lẽ là “đồ ăn hàng ngày” cho người dân Thánh Địa và “đặc biệt thích hợp để truyền đạt [Đức Kitô nuôi dưỡng chúng ta bằng hằng sống đích thực và vĩnh cửu] bởi vì chúng là những lương thực điển hình. Rõ ràng, người Do Thái vào thời Đức Kitô đã tiêu thụ thức ăn và đồ uống khác ngoài bánh và rượu, và thực sự, trên bàn Bữa Tiệc Ly nơi cử hành bữa ăn Vượt Qua, có một con chiên con… Nhưng Đức Kitô đã chọn bánh và rượu, và Hội Thánh đã tuân thủ một cách tỉ mỉ điều Người đã thiết lập, chỉ sử dụng bánh làm từ lúa mì và rượu làm từ nho. Hội Thánh chưa bao giờ cảm thấy mình được ủy quyền sửa đổi những gì đã nhận được từ chính Chúa” (The Mass, tr. 78). Điều này đã đúng khi Hội Thánh lan rộng đến những nơi mà ở đó các loại ngũ cốc cũng như đồ uống khác phổ biến hơn. Ở nhiều nơi, các thừa sai đã mang theo hạt lúa mì và cây nho để những gì cần thiết cho rượu và bánh thánh có thể được trồng tại địa phương.

Tại sao chúng ta sử dụng bánh không men?

Tương tự như việc sử dụng lúa mì, Cha Guy Oury nhận xét rằng Hội Thánh mong muốn tôn vinh truyền thống được truyền lại cho chúng ta. “Vào thời Đức Kitô, lễ Bánh Không Men cổ xưa đã được sáp nhập với lễ Vượt Qua. Vào đêm trước Lễ Vượt Qua, bánh không men được chuẩn bị để tưởng nhớ điều đã xảy ra khi người Do Thái chạy trốn khỏi Ai Cập: trong lúc vội vàng, họ không thể có bột men… Trong Bữa Tiệc Ly (theo Tin Mừng Nhất Lãm, nhưng không phải theo Tin Mừng Gioan) Chúa Giêsu đã giữ Nghi thức Vượt Qua, gọi là bánh không men” (The Mass, trang 80). Chúng ta nên lưu ý rằng ở một số nơi trong Hội Thánh Latinh sơ khai, cũng như trong các Hội Thánh theo Nghi thức Đông phương và Chính thống giáo Đông phương hiện nay, bánh có men được sử dụng cho Bí tích Thánh Thể. Mỗi Nghi thức trong Hội Thánh của chúng ta có thể quyết định một số chi tiết nhất định cho việc cử hành Thánh Lễ. Tuy nhiên, các yếu tố cốt lõi của Thánh Lễ sẽ luôn hiện diện và bất biến.

Còn rượu thì sao?

“Biểu tượng của rượu cũng phong phú như bánh… Đối với người Do Thái, rượu truyền đạt ý tưởng về tiệc tùng và niềm vui… Rượu chắc chắn đã trở nên kém ý nghĩa hơn so với trước kia [đối với các Kitô hữu thời sơ khai. Đối với họ,] rượu được cho là có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể, phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, giúp tiêu hóa, duy trì nhiệt độ cơ thể, làm sáng trí, làm giãn động mạch, giúp trí não nghỉ ngơi, ngăn chặn sự tắc nghẽn của gan, xua đuổi ‘buồn rầu’, như cũng như hữu ích trong việc rửa và làm sạch vết thương” (The Mass, tr. 81–82). Trong khi các yếu tố tự nhiên của rượu có thể làm những điều này cho cơ thể, chẳng phải Máu Đức Kitô còn làm được nhiều điều mạnh mẽ hơn nhiều cho thân xác và tâm hồn sao?

Cuối cùng, tại sao chúng ta gọi bánh chúng ta dùng trong Thánh Lễ là “bánh Lễ”?

Cha Charles Belmonte dạy rằng “ban đầu, ‘bánh Lễ’ (từ tiếng Latinh hostire, có nghĩa là đập) dùng để chỉ bất cứ con vật nào sắp bị hiến tế” (Understanding the Mass, tr. 112). Vì bánh là lễ vật được làm cho hy tế Thánh Lễ nên nó được gọi một cách thích đáng bằng tên bánh Lễ. Để cho phù hợp và tôn kính, sau khi bánh được biến thành Mình và Máu Chúa Giêsu, bánh thánh phải được gọi là “Bánh đã được Thánh Hiến” hay “Bánh Thánh” để tôn vinh Chúa Giêsu Kitô, Đấng giờ đây đang thực sự hiện diện.

Lần sau, chúng ta sẽ xét đến câu hỏi: Có phải đôi khi linh mục xem ra đang nói một mình trên bàn thờ không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ngài đang cầu nguyện điều gì!

Câu Hỏi để Suy Nghĩ:

  1. Hãy cầu nguyện với Thánh Vịnh 104 để ca ngợi việc Thiên Chúa cung cấp cho nhu cầu của con người, bao gồm “rượu làm phấn khởi lòng người… và bánh làm no lòng chắc dạ” (Tv 104:15). Hãy xem xét vai trò mang lại sự sống của bánh và rượu trong cuộc đời bạn.
  2. Bạn đã bao giờ nướng bánh hay nấu rượu chưa? Hãy suy nghĩ về kinh nghiệm của bạn trong từng giai đoạn của tiến trình này. Nếu có cơ hội, hãy ghé thăm một tiệm bánh hoặc vườn nho để tìm hiểu thêm về bánhì và rượu.
  3. Một số cộng đồng tôn giáo làm bánh lễ. Hãy tìm hiểu xem có ai trong giáo phận của bạn tạo điều kiện cho những kinh nghiệm này không, và xem liệu bạn có thể ghé thăm để quan sát tiến trình này không.

Categories

Latest Posts

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa
Hãy Làm Việc Này

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng –  Sanctus
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng – Sanctus

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại