Bài 8 – Việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể hay Thánh Lễ

Thánh Lễ của mọi thời đại

Từ thế kỷ II, thánh Giustinô tử đạo đã làm chứng về những diễn tiến chính của một Thánh Lễ.  Đến nay, diễn tiến này vẫn không thay đổi trong các Thánh Lễ.  Thánh Lễ được chia làm hai phần: (1) Tập họp, Phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc, bài giảng và lời nguyện giáo dân; (2) Phụng vụ Thánh Thể với việc tiến dâng bánh ruợu; truyền phép với lời kinh tạ ơn và rước lễ.

Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh thể là “một hành vi phụng thờ duy nhất”  Bàn tiệc Thánh Thể vừa là bàn tiệc Lời Chúa, vừa là bàn tiệc Mình Đức Kitô (x. GLCG 1345-1347).

Tiến trình Thánh Lễ

  • Cộng đoàn tập họp để cử hành Thánh Lễ.  Chính Ðức Kitô đứng đầu cộng đoàn và chủ sự buổi lễ.  Thay mặt Người, vị giám mục hay linh mục, chủ sự cộng đoàn, giảng dạy sau các bài đọc, đón nhận lễ vật, dâng tiến và đọc kinh nguyện Thánh Thể.  Mọi người đều tham gia cách tích cực vào Thánh Lễ, mỗi người một cách.
  • Phụng vụ Lời Chúa gồm các bài đọc từ Cựu Ước, và từ các thánh thư và Tin Mừng.  Bài giảng giúp tín hữu nhận thức đây là Lời Chúa và đem ra thực hành. Sau đó là lời cầu xin cho mọi người.
  • Dâng Lễ Vật.  Người ta mang bánh và rượu lên bàn thờ.  Vị linh mục nhân danh Ðức Kitô, dâng lên Thiên Chúa lễ vật sẽ trở thành Mình Máu Ðức Kitô.
  • Quyên tiền theo tục lệ từ thời Hội Thánh sơ khai, khi mang bánh và rượu đến cử hành Thánh Lễ, các Kitô hữu cũng mang theo tặng phẩm để giúp người nghèo.
  • Kinh nguyện Thánh Thể (anaphora). Trung tâm và cao điểm của toàn bộ cử hành gồm lời Kinh Tạ Ơn và lời Truyền Phép.
    • Trong kinh Tiền tụng, toàn thể cộng đoàn hiệp với Hội Thánh trên trời, không ngừng tán tụng Thiên Chúa Chí Thánh.
    • Trong lời xin ban Thánh Thần (epiclesis), Hội Thánh nài xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần xuống trên bánh rượu; để biến bánh rượu thành Mình Máu Ðức Kitô và biến những người lãnh nhận Thánh Thể thành một thân thể và một tinh thần duy nhất.
    • Trong phần tường thuật việc lập bí tích Thánh Thể, nhờ hiệu lực của lời và cử chỉ của Ðức Kitô, cùng quyền năng của Chúa Thánh Thần, bánh rượu trở nên Mình và Máu Ðức Kitô, lễ vật mà chính Người đã dâng trên thập giá.
    • Trong phần tưởng niệm (anamnesis), Hội Thánh tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn, phục sinh và ngày trở lại vinh quang của Ðức Kitô; cùng dâng lên Chúa Cha lễ vật của Con Ngài, lễ vật giao hoà chúng ta với Ngài.
    • Các lời chuyển cầu cho thấy hy lễ tạ ơn được cử hành trong sự hiệp thông với toàn thể Hội Thánh cả thiên quốc lẫn trần gian, Hội Thánh của những kẻ sống cũng như người đã qua đời.
  • Phần Rước Lễ bắt đầu bằng Kinh Lạy Cha và nghi thức bẻ bánh. Các tín hữu lãnh nhận Mình Máu Thánh Ðức Kitô.  Chỉ có người đón nhận giáo lý chân chính của Hội Thánh đã lãnh nhận phép rửa để được tha tội và tái sinh, phải sống tuân theo luật Chúa, mới được tham dự vào bàn tiệc này.
  • Nghi Thức Kết Lễ (x. GLCG 2348-1355):