Bài 3 – Mầu Nhiệm Phục Sinh trong Các Bí Tích của Hội Thánh

Toàn thể đời sống Phụng Vụ của Hội Thánh xoay quanh Hy Lễ Thánh Thể và các Bí tích. Có bảy Bí tích là Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể, Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh,  và Hôn Phối (x. GLCG 1113).

Các Bí tích của Đức Kitô

Những lời nói và việc làm trong cả cuộc đời Đức Kitô đều có giá trị cứu độ, mà ngày nay Người thực hiện qua các Bí tích nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, Ðấng hoạt động trong Nhiệm Thể Người là Hội Thánh (x. GLCG 1114-1116).

Các Bí tích của Hội Thánh

Nhờ Chúa Thánh Thần, Hội Thánh đã nhận ra trong số các cử hành phụng vụ có bảy Bí tích do Đức Kitô thiết lập.  Các Bí tích “thuộc về Hội Thánh” theo hai nghĩa: “Do Hội Thánh” vì Hội Thánh là bí tích của Đức Kitô. “Cho Hội Thánh” vì các Bí tích xây dựng Hội Thánh. Hội Thánh cử hành các Bí tích như là “cộng đoàn tư tế”. Qua bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, dân tư tế có khả năng cử hành Phụng vụ. Chính Đức Kitô hoạt động trong các Bí tích, nhờ Chúa Thánh Thần, để mưu ích cho Hội Thánh. Thừa tác vụ linh mục là dây nối kết hoạt động Phụng vụ với những gì các Tông Đồ đã nói và làm; và qua đó, với những gì Ðức Kitô, đã nói và làm. Ba Bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Truyền Chức còn in vào linh hồn một “ấn tích”, nhờ đó người tín hữu được tham dự vào chức tư tế của Ðức Kitô và trở thành phần tử của Hội Thánh với cấp bậc và phận vụ khác nhau. Ấn tích này không thể xóa được, luôn tồn tại trong họ như bảo chứng tích cực của ân sủng (x GLCG 1117-1121).

Các Bí tích của Đức Tin

Ðức Kitô đã sai các Tông Đồ đi rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để nhận các Bí tích.  Mục đích của các Bí tích là thánh hóa con người, xây dựng Nhiệm Thể Đức Kitô, cùng thờ phượng Thiên Chúa, nhưng cũng là những dấu chỉ, giữ vai trò giáo huấn và củng cố đức tin. Khi cử hành các Bí tích, Hội Thánh tuyên xưng đức tin đã lãnh nhận từ các Tông Đồ; do đó luật cầu nguyện là luật đức tin, Hội Thánh tin như Hội Thánh cầu nguyện. Phụng vụ là một yếu tố cấu thành Truyền Thống thánh thiện và sống động của Hội Thánh. Vì thế, các thừa tác viên hay cộng đoàn không được tùy tiện sửa đổi hay thêm bớt bất cứ một nghi thức Bí tích nào (x GLCG 1122-1126).

Các Bí tích Cứu Độ

Vì Đức Kitô hành động qua các Bí tích, nên các Bí tích ban ân sủng mà Bí tích biểu hiện, và ân sủng cần thiết phần rỗi.  Hội Thánh khẳng định rằng các Bí tích có hiệu quả “ex opere operato” (do chính sự việc được thực hiện). Khi được cử hành theo ý Hội Thánh, quyền năng của Đức Kitô và Chúa Thánh Thần hoạt động trong và qua Bí tích ấy không phụ thuộc vào sự thánh thiện của bản thân thừa tác viên.  Tuy nhiên, hiệu quả của các Bí tích còn tuỳ thuộc vào thái độ nội tâm của người lãnh nhận (x. GLCG 1127-1129)

Các Bí tích của sự Sống muôn đời

Ngay từ thời các Tông Đồ, Phụng vụ chia sẻ ước muốn của Đức Kitô: “Thầy khao khát ăn lễ Vượt Qua này với các con…cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.” Trong các Bí tích của Đức Kitô, Hội Thánh nhận được bảo chứng gia nghiệp của Người, đã dự phần vào đời sống vĩnh cửu, đang khi “chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Chúa Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Ðấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.” “Thần Khí và Tân Nương cùng nói: xin Ngài ngự đến… xin Ngài ngự đến, lạy Chúa Giêsu.” (x. GLCG 1130).

Categories

Latest Posts

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa
Hãy Làm Việc Này

Giải Thích về Hội Thánh: Hãy Làm Việc Này mà Nhớ Đến Thầy – Bài 67 : Đây Chiên Chiên Chúa

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 35 – Kinh Cầu Khẩn Thánh Thần – Epiclesis

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng –  Sanctus
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 34 – Kinh Tiền Tụng – Sanctus

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 33 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Nguyện Tư Tế

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại
5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ

5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ 32 – Kinh Tiền Tụng I – Lời Đối Thoại